Một trong những bệnh virus liên quan đến đường hô hấp chưa có vaccine và phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi chính là bệnh liên quan đến virus RSV. Thoạt nhìn các dấu hiệu sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh đối với trẻ là cực kỳ nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời. Vậy virus RSV có gây nguy hiểm cho trẻ không và các biểu hiện RSV ở trẻ là gì? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu về bệnh do virus RSV gây ra nhé.
Virus RSV là gì?
Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory Syncytial Virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi với khả năng lây lan rất mạnh.
Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Trẻ có nguy cơ nhiễm virus nếu vô tình chạm vào các đồ vật có virus và đưa lên miệng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông – xuân – hè.
Theo số liệu thống kê, tình từ đầu năm 2024, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tương đương với cùng kỳ năm 2023 và các năm trước đó. Cụ thể, tính đến ngày 6/10/2024, số bệnh nhân viêm tiểu phế quản ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 là 4.693 ca (tương đương 129% so với cùng kỳ năm 2023), số bệnh nhân viêm phổi là 8.176 ca (tương đương 90,8% so với cùng kỳ năm 2023). Từ đó có thể thấy bệnh viêm đường hô hấp do virus RSV gây ra đang trong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ.
Những biểu hiện RSV ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Virus RSV được xem là thủ phạm hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ cần nhận biết được các biểu hiện RSV ở trẻ khi bị nhiễm virus RSV để kịp thời chăm sóc tránh biến chứng về lâu dài.
Biểu hiện RSV ở trẻ em:
Trẻ em thường nhạy cảm với virus RSV. Cho nên ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus RSV sẽ gây các biểu hiện, triệu chứng RSV tại đường hô hấp như:
- Trẻ bị RSV có dấu hiệu ho khan sau đó ho tăng lên, ho nặng tiếng, ho liên tục khó dứt
- Khi thở có dấu hiệu khò khè
- Thở nhanh, khó thở: Trẻ phải ngồi dậy thở, các cơ vùng cổ, ngực co rút liên tục.
- Trẻ hay bị sốt cao khiến trẻ mệt mỏi, ăn bú kém. Ngoài cơn sốt thì trẻ lại bình thường.
Biểu hiện RSV ở trẻ sơ sinh:
Trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương phổi nghiêm trọng, và có một số biểu hiện RSV ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Nhịp thở nhanh và nông.
- Hóp bụng thở và lồng ngực rút lõm sâu.
- Bú ngắt quãng không liên tục, trẻ phải dừng bú để hít thở.
- Sau bú hoặc khóc, trẻ mệt, thở dốc, thậm chí tím tái vùng mặt.
- Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì.
- Sốt cao, đôi khi không sốt, thậm chí hạ thân nhiệt.
Phòng ngừa nhiễm virus RSV – virus hợp bào hô hấp cho trẻ
Hiện tại chưa có vắc-xin có sẵn cho RSV. Cho nên cách tốt nhất để giúp ngăn chặn virus lây lan là cha mẹ luôn chủ động bảo vệ trẻ tốt. Một số biện pháp có thể áp dụng như:
- Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng nước ấm hoặc nước rửa tay, tránh dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống công cộng.
- Tránh để cho trẻ sờ tay lên mặt, mũi, miệng khi tay bẩn.
- Khử trùng môi trường và các vật dụng con hay chơi bằng dung dịch chuyên dụng.
- Tránh đưa trẻ đến nơi công cộng, đông người, môi trường ô nhiễm trong thời điểm giao mùa, virus phát triển mạnh.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các loại vitamin tăng sức đề kháng cho con.
- Thực hiện lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Đối với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
- Khi thấy xuất hiện các biểu hiện RSV ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, không tự ý điều trị ở nhà.
Ngoài giữ vệ sinh sạch và hạn chế tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh, cha mẹ còn cần bổ sung từ bên trong cho trẻ. Điều này không chỉ giúp quá trình phát triển khỏe mạnh mà còn giúp sức đề kháng của trẻ tốt hơn nhằm hạn chế được nguy cơ và thể nặng của bệnh.
Trên đây là thông tin cần thiết mà Ocecri đưa đến cha mẹ liên quan đến biểu hiện RSV ở trẻ. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ và tư vấn, cha mẹ liên hệ trực tiếp qua Website Ocecri hoặc Fanpage Ocecri Việt Nam để được dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!