Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không?

Xuất bản: UTC +7

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ và sẽ hết sau 3 – 4 tháng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến ba mẹ rất lo lắng không biết bé có làm sao không. Ba mẹ hãy cùng Ocecri tìm hiểu trẻ sơ sinh hay vặn mình khi nào là bình thường, khi nào là bất thường qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 1

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia làm hai giai đoạn là giấc ngủ hoạt động và giấc ngủ yên lặng. Trong giấc ngủ hoạt động hay giấc ngủ nông, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện hiện gồng người vặn mình, mặt đỏ lên, rên “è è”, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm, nhịp thở thường không đều. Còn khi đã tiến vào giấc ngủ yên lặng hay giấc ngủ sâu, trẻ sẽ nằm yên không cử động và khó đánh thức.

Biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình khi thức hoặc khi ngủ có ở hầu hết các trẻ dưới 2 tháng tuổi và thường kết thúc hẳn khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Hiện tượng này là một phản xạ sinh lý bình thường do trẻ chưa quen với cuộc sống ở bên ngoài tử cung của mẹ. Khi mới sinh, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Lúc này, trẻ thường có những biểu hiện vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi nào là bình thường? Khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 2

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình có 2 trường hợp là vặn mình sinh lý hoặc vặn mình do bệnh lý. Khi thấy bé vặn mình khó ngủ ba mẹ cần quan sát các biểu hiện của con xem đó là những biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của các bệnh lý khác.

Trẻ sơ sinh vặn mình do sinh lý

Trẻ sơ sinh vặn mình sinh lý là trẻ có biểu hiện vặn mình, cựa quậy, uốn người có khi quấy khóc nhưng trong thời gian này trẻ vẫn ăn tốt, tăng cân bình thường và không kèm các dấu hiệu bất thường khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình sinh lý có thể do:

  • Môi trường xung quanh khiến trẻ khó chịu như là ồn ào hay nhiệt độ, ánh sáng không phù hợp
  • Trẻ đói hoặc quá no
  • Trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh (táo bón) hoặc tã của trẻ bẩn nhưng chưa được thay
  • Quần áo của trẻ bị chật, chất liệu không thoải mái

Khi trẻ có biểu hiện của vặn mình sinh lý thì ba mẹ không cần quá lo lắng mà nên tạo môi trường và điều kiện thoải mái nhất cho bé. Bởi trong trường hợp này trẻ sẽ chỉ vặn mình trong vài phút và sau 2 – 3 tháng thì tình trạng này sẽ kết thúc.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 3

Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và có các biểu hiện quấy khóc nhiều vô cớ, dỗ không nín, đổ mồ hôi trộm, trớ sữa, da nổi mẩn ngứa, nấc cụt nhiều, có dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng,.. thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Bời vì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Thiếu canxi
  • Rối loạn thần kinh bẩm sinh
  • Tổn thương da do côn trùng cắn
  • Dị ứng gây ngứa da
  • Vàng da sơ sinh

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Khi thấy trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, trước tiên ba mẹ cần bình tĩnh quan sát các biểu hiện của con để tìm ra được nguyên nhân và từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp, an toàn nhất cho trẻ.

Tạo điều kiện thoải mái nhất cho trẻ khi ngủ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 4

Nếu thấy trẻ vặn mình khó ngủ, ba mẹ có thể ôm trẻ vào lòng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Những lời vỗ về, hát ru, nói chuyện cùng cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và có cảm giác an toàn hơn.

Không gian ngủ của trẻ cần thông thoáng, có nhiệt độ phù hợp, yên lặng và ánh sáng nhẹ nhàng. Ba mẹ nên cho trẻ ăn lượng vừa phải không quá no hay quá đói và thường xuyên thay tã cho trẻ.

Quần áo của trẻ nên chọn đúng kích cỡ và có chất liệu thoải mái. Đồng thời, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh phòng ốc, giặt giũ chăn nệm của trẻ để loại bỏ các loại côn trùng, vi khuẩn khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 5

Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm dưỡng chất, các nhóm vitamin, khoáng chất. Đồng thời kiểm soát bữa ăn của trẻ và thức ăn mẹ nạp vào, tránh để trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay dị ứng thức ăn.

Đặc biệt trẻ hay vặn mình rất có khả năng do thiếu canxi nên mẹ có thể bổ sung thêm canxi cho bé. Đối với bé đang bú mẹ thì mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá ngừ, cá hồi, rau xanh đậm… hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung canxi với liều lượng hợp lý để cung cấp canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

Để trẻ tắm nắng

Mẹ cũng có thể cho trẻ tắm nắng, vì ánh nắng giúp cơ thể trẻ tổng hợp được vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hấp thu canxi ở trẻ tốt hơn, tránh để trẻ thiếu canxi dẫn đến vặn mình khi ngủ.

Với các bé nhỏ mẹ nên để bé tắm nắng vào khung giờ từ 6 – 9 giờ sáng trong khoảng 15 phút nếu trời không quá nắng gắt.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có bình thường không 6

Ngoài việc để trẻ tắm nắng, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ dễ dàng hơn qua các sản phẩm bổ sung. Và Vitamin D3K2 Ocecri là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bé. Vitamin D3K2 Ocecri có bảng thành phần gồm vitamin D3, vitamin K2 và DHA từ thực vật. Từ đó giúp trẻ được bổ sung đủ lượng Vitamin D3K2 làm giảm tình trạng vặn mình và đồng thời hỗ trợ tăng chiều cao, giúp trẻ phát triển vượt trội về trí tuệ và thị giác.

Vitamin D3K2 Ocecri không có mùi tanh mà có mùi dâu ngọt, không khó chịu khi sử dụng, rất phù hợp cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm có cả nắp xịt tiện lợi và nắp nhỏ giọt chuẩn liều nên mẹ có thể dễ dàng cho bé sử dụng.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm các biểu hiện bất thường mẹ nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán, xác định tình trạng nhằm chữa trị kịp thời. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc bé, đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *