Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do đâu? Điều trị thế nào cho dứt điểm?

Ho về đêm nhưng không sốt là một tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Mặc dù không kèm theo sốt, nhưng việc ho kéo dài hoặc thường xuyên vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt nguyên nhân là do đâu? Và làm sao để điều trị dứt điểm tình trạng này? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Ho về đêm ở trẻ là gì?

Ho về đêm ở trẻ thường không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Triệu chứng này khá phổ biến và thường xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài và tái phát liên tục khi sức đề kháng của trẻ còn non nớt, thì đây là thật sự sẽ là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ.

Ho về đêm ở trẻ là gì?Thông thường triệu chứng ho ở trẻ sẽ khỏi trong vòng 10 ngày và có đến 90% các trường hợp ho sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. Chỉ có khoảng 10% trường hợp ho kéo dài, liên tục từ 3 tuần trở lên và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tùy theo từng độ tuổi của trẻ.

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do đâu?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cả từ môi trường lẫn bệnh lý, trong đó có thể kể đến như:

Do thay đổi thời tiết

Đây có thể là một nguyên nhân gây ho cho trẻ. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa trong năm, giai đoạn này thời tiết có sự thay đổi đột ngột hoặc chênh lệch ngày đêm cao hay những khi không khí nồm ẩm, vi khuẩn rất dễ tấn công cơ thể trẻ.

Do bị kích ứng

Ho do bị kích ứng bởi một số yếu tố như bụi có thể gây ho, đồ chơi, quần áo, đệm và chăn ga trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp, giặt giũ để giảm tình trạng ho kích ứng.

Do bị kích ứng

Viêm xoang

Đây là tình trạng khi lớp niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, gây ra tình trạng ứ đọng dịch nhầy tại các xoang và cản trở quá trình hô hấp. Và cũng là dạng bệnh thường gặp đối với trẻ nhỏ sau khi đường hô hấp trên trải qua một đợt nhiễm trùng cấp tính. Trong nhiều trường hợp, dịch mũi sẽ chảy từ xoang xuống họng và gây viêm nhiễm vùng họng, gây ra cảm giác đau rát và ho liên tục ở trẻ.

Tư thế nằm của trẻ khi ngủ

Khi trẻ nằm ngủ sai tư thế sẽ gây áp lực lên các cơ quan ngực và hẹp đường dẫn khí. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ho do tuyến hung phì đại, mà nguyên nhân có thể là do nhiễm virus hoặc bệnh lý tim mạch.

Viêm thanh quản

Khi thanh quản bị viêm, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau rát cổ họng, nói khàn, cùng với đó là sự tăng tiết của dịch nhầy, khiến kích thích vùng họng gây ho nhiều. Ngoài ra, có thể gây ra triệu chứng khó thở.

Viêm thanh quản

Trẻ bị hen suyễn

Đây là mối đe dọa lớn đến cả sức khỏe lẫn tính mạng của trẻ. Không chỉ gây ra những cơn ho khan kéo dài, dữ dội bệnh còn có thể khiến trẻ tức ngực, khò khè, nôn ói. Đặc biệt, khi trẻ cảm thấy khó thở, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh biến chứng.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Đây là hiện tượng axit từ trong dạ dày trào ngược lên phía trên, khiến cho thực quản bị kích thích, dẫn tới ho. Đặc biệt, khi ăn quá no vào ban đêm hoặc ăn muộn, sát với giờ đi ngủ khiến nôn trớ, khò khè..

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt cần điều trị thế nào cho dứt điểm?

Dưới đây là một số biện pháp để điều trị và phòng ngừa khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt:

  • Trị ho kéo dài bằng phương pháp dân gian để bổ sung vitamin, giữ ấm cổ họng và các tinh dầu như quất chưng đường phèn, uống nước gừng ấm và còn trị ho bằng cả lá húng chanh….
  • Sử dụng thuốc trị ho: Tùy thuộc vào mục đích điều trị để giảm ho hay long đờm cha mẹ có thể để lựa chọn thuốc phù hợp cho trẻ. Khi trẻ ho khan quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, cho bé dùng thuốc ho để giảm bớt cơn ho. Trẻ ho có đờm, đờm đặc, không tự khạc ra được nên cho bé dùng thuốc long đờm.

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt cần điều trị thế nào cho dứt điểm?

  • Thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cho trẻ: Không nên cho trẻ ăn quá no sát giờ đi ngủ. Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Thường xuyên uống nước ấm và dùng nước muối sinh lý để súc họng hàng ngày.
  • Bổ sung vitamin và vi chất cần thiết giúp con tăng sức đề kháng như vitamin B, C, D, K… và một số vi chất như kẽm, DHA… Việc bổ sung thêm các dưỡng chất cho của trẻ hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo cảm giác ngon miệng, tăng cường hiệu quả quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Cha mẹ cân nhắc chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và dễ hấp thu để tránh phản ứng phụ xảy ra cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà Ocecri đưa đến cha mẹ liên quan đến việc trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Mọi thắc mắc cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với Ocecri thông qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được Dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *