Hàng năm vào mỗi mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết sẽ lại bùng phát trở lại. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và chủ yếu lây từ người sang người thông qua vết đốt của muỗi vằn. Và biến chứng của bệnh này là rất nguy hiểm như xuất huyết nội tạng… Vậy sốt xuất huyết ở trẻ em liệu có nguy hiểm không? Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em là gì? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về sốt xuất huyết ở trẻ em.
Bệnh sốt xuất huyết không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức và khó chịu cho trẻ mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hàng năm và có diễn biến bùng phát khá nhanh. Do đó, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện ra các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ để bệnh chuyển biến nặng thì sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Năm 2023, cả nước ta ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết khiến 43 trường hợp không qua khỏi. Theo thống kê mới nhất năm 2024, tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 38 là 7.337 ca và chưa có ca bệnh trẻ em nào tử vong.
Các triệu chứng sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ.
Trẻ em chính là đối tượng dễ bị muỗi tấn công nhất bởi bản tính hiếu động, ham chơi nên trẻ thường thích chơi những chỗ tối, nơi mà muỗi thích nhất nên rất bị muỗi đốt và sẽ dễ mắc phải sốt xuất huyết. Các dấu hiệu sốt xuất huyết hay biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em khá điển hình nhưng trong giai đoạn đầu có thể dễ gây nhầm lẫn với các loại sốt thông thường.
Tuy nhiên sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến những triệu chứng sốt xuất huyết của trẻ:
Giai đoạn đầu:
Khởi phát bệnh với triệu chứng sốt xuất huyết như trẻ sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 3 ngày, và có các biểu hiện như đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.
Một số trường hợp, triệu chứng sốt xuất huyết có thể là bị sốt kèm theo đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn. Và cũng có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại vi rút khác.
Giai đoạn nguy hiểm:
Thường rơi vào khoảng từ ngày 3-7. Lúc này trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Với những trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn.
Sau đó, có thể triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ như xuất hiện chấm xuất huyết thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở trẻ nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng xuất huyết này ít xảy ra vào những ngày đầu.
Khi xét nghiệm công thức máu vào giai đoạn này, kết quả sẽ cho thấy giảm bạch cầu, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng sốt xuất huyết Dengue.
Giai đoạn phục hồi:
Đây là giai đoạn các triệu chứng sốt xuất huyết đang dần biến mất và sức khỏe đang tốt lên. Trẻ sẽ bắt đầu hạ sốt, sức khỏe tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường
Nếu sau 7 ngày, trẻ vẫn chưa hạ sốt mà các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc xuất hiện sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Trẻ có biểu hiện trong những trường hợp trên, cha mẹ cần phải đưa trẻ nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, trẻ có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ.
Bệnh sốt xuất huyết thường lây nhiễm từ người sang người thông qua đường muỗi đốt là chủ yếu. Do đó, biện pháp hữu ích nhất để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ chính là giữ gìn môi trường sống được sạch sẽ, thoáng mát.
Dưới đây là một số biện pháp phòng chống hiệu quả:
- Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
- Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước khi không sử dụng, để tránh cho muỗi đẻ trứng.
- Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Và tóm lại, số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng lên qua các năm, cho nên việc cha mẹ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm cũng như các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ là vô cùng quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong thời gian mùa mưa đang đến này! Cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với Ocecri thông qua website Ocecri hoặc fanpage Ocecri để được tư vấn miễn phí!