Sốt phát ban ở trẻ điều trị tại nhà như thế nào?

Sốt phát ban ở trẻ là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh thường khiến trẻ bị sốt cao đột ngột, sau đó xuất hiện các nốt ban đỏ trên da khi cơn sốt giảm. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ không có biện pháp điều trị, chăm sóc hợp lý thì sốt phát ban ở trẻ hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm tai giữa… Vậy cha mẹ hãy cùng Ocecri tìm hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?

Sốt phát ban ở trẻ em là một bệnh lý được gây ra bởi virus, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Vì trẻ trong độ tuổi này có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công khi tiếp xúc ở những nơi công cộng như trường học, nhà trẻ…

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?Theo báo cáo từ Viện Pasteur TP.HCM, trong năm 2024 tính đến ngày 28/7/2024, toàn khu vực đã ghi nhận 1.147 trường hợp sốt phát ban ở trẻ nghi ngờ mắc sởi, trong đó có 481 ca xác nhận dương tính. Số ca trẻ bị sốt phát ban nghi ngờ nhiễm sởi đã tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Nguyên nhân và một số biểu hiện sốt phát ban ở trẻ thường thấy

Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ chủ yếu là do nhiễm một số các loại virus gây bệnh đường hô hấp như virus rubella, sởi, echovirus, adenovirus, enterovirus,… Và triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát sau khoảng 1-2 tuần nhiễm virus. Và câu hỏi được cha mẹ thắc mắc nhiều là “Phát ban ở trẻ bao lâu thì khỏi?”. Thông thường đối với trẻ em khoảng 3-7 ngày sẽ khỏi bệnh. 

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?Dưới đây là một số triệu chứng của sốt phát ban mà cha mẹ cần lưu ý và quan như:

  • Đau đầu: Dấu hiệu ban đầu là trẻ bị đau đầu, hơi nóng. Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn này sẽ có biểu hiện quấy khóc nhiều.
  • Sốt: thân nhiệt trẻ tăng cao (39 – 40 độ C), kèm theo đó là ho, đau họng, chảy nước mũi.
  • Cảm giác ớn lạnh: Kèm theo sốt là cảm giác ớn lạnh, dù đang sốt nhưng trẻ vẫn bị nổi da gà và rùng mình điều này khiến trẻ rất khó chịu.
  • Phát ban: thường sẽ bị nổi trên da khi trẻ sốt, nốt ban có dạng chấm, màu hồng và phân bố ở các vùng da như bụng, ngực, lưng, cổ và tay. Những vết ban này không gây ngứa và chỉ kéo dài khoảng một vài ngày.
  • Các dấu hiệu khác như: Quấy khóc; ho khan; buồn nôn, ói mửa; tiêu chảy nhẹ, dễ mất nước; mệt mỏi, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nhiều; chán ăn, biếng ăn, ở trẻ sơ sinh có thể bú ít hoặc bỏ bú.

Đa phần các trường hợp sốt phát ban ở trẻ thường lành tính và ở thể nhẹ, sẽ thuyên giảm trong khoảng 3 – 7 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ được phát hiện muộn khi bệnh đã ở thể nặng và chậm trễ trong việc điều trị, dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, hay hội chứng Guillain Barre,…

Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ em tại nhà

Phần lớn các trường hợp, sốt phát ban đều ở thể nhẹ và không gây tử vong. Điều trị sốt phát ban ở trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lơ là, chủ quan trong việc theo dõi cẩn thận và chăm sóc đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ em tại nhàNếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Tuy nhiên cần phải chú ý đến liều lượng dùng phù hợp. Ngoài ra có thể lau người cho trẻ bằng nước ấm, điều này sẽ tránh được các biến chứng sốt cao dẫn đến co giật.

Sốt phát ban ở trẻ có thể khiến trẻ bị ngứa thì có thể chườm mát hoặc dùng một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, khi dùng thuốc thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng lên trẻ.

Nếu trẻ bị ho, đau họng thì nên cho trẻ uống siro ho hoặc thuốc ho theo chỉ dẫn. Trẻ có dấu hiệu ngạt mũi có thể thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng, khăn mềm.

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm oresol bù nước, bù điện giải khi trẻ có dấu hiệu mất nước và sốt cao.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào?

Đa số tình trạng bệnh sốt phát ban ở trẻ đều là thể nhẹ nên cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Dưới đây là một số điều cần để ý khi chăm sóc trẻ:

Hạ sốt cho bé:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho dành riêng cho trẻ em. Ngoài ra cha mẹ hãy lau mát cơ thể trẻ, để trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi.

Thông mũi, trị ho:

Ốm sốt ở trẻ thường đi kèm theo cả triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi, do đó mẹ có thể sử dụng siro ho và vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày với nước muối sinh lý. Từ đó sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn và hạn chế tình trạng biếng ăn, khó ngủ ở bé.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào?

Bù nước, bù điện giải:

Sốt phát ban ở trẻ thường dẫn đến sốt cao khiến trẻ bị mất nước do tiêu chảy và nôn trớ nhiều. Cha mẹ hãy bù nước cho cơ thể bé bằng cách bổ sung thêm oresol và tăng cường lượng nước, lượng sữa uống hàng ngày của trẻ lên.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ:

Nhiều cha mẹ phân vân sốt phát ban ở trẻ thì có được tắm không, thì câu trả lời là có nên tắm cho trẻ. Nhưng điều này là không cần thiết, cha mẹ có thể tắm nhanh cho bé trong phòng kín gió khoảng 5-10 phút bằng nước ấm, sau đó lau khô người đi. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và giảm sốt hiệu quả.

Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn đầy đủ:

Sốt phát ban ở trẻ sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, bỏ bữa. Cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn ở dạng lỏng dễ nuốt như cháo loãng, súp, sữa,… Cùng với đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần kiêng những món ăn có thể khiến tình trạng sốt phát ban nghiêm trọng hơn như đồ cay nóng, nước ngọt, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…

Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn đầy đủCha mẹ có thể chủ động bổ sung thêm các vi chất cho trẻ: Việc bổ sung thêm 1 số loại vi chất như các loại Vitamin nhóm B, C, D, Sắt, Kẽm, Selen… có thể tạo cảm giác ngon miệng, tăng cường hiệu quả quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Đảm bảo dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ:

Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở, không gian sinh hoạt của bé, đồng thời vệ sinh và khử khuẩn đồ chơi của bé thường xuyên.

Trên đây là những lưu ý về bệnh sốt phát ban ở trẻ. Hy vọng thông qua những thông tin trên, cha mẹ đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời cho trẻ. Nếu có thắc mắc và cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với dược sĩ thông qua website Ocecri hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *