Những điều bố mẹ cần lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ.

Xuất bản: UTC +7

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em tuy lành tính nhưng lại có khả năng lây lan nhanh chóng và trong trường hợp do điều trị đau mắt đỏ sai cách dẫn đến xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ, sẹo giác mạc, suy giảm thị lực… Vậy điều trị đau mắt đỏ cho trẻ sao cho đúng cách và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị đau mắt đỏ.

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ:

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc xảy ra khi lớp màng ở mắt bị xung huyết, đỏ ngầu do gặp phải tổn thương hoặc bệnh lý nào đó gây ra.

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏNguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em phần lớn là do virus xâm nhập. Bệnh đau mắt đỏ lây truyền nhanh chóng giữa người với người và thường bùng phát vào mùa hè, kéo dài tới cuối mùa thu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như do ô nhiễm môi trường, vệ sinh mắt kém cũng là 2 yếu tố dẫn tới tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em. 

Trẻ bị đau mắt đỏ có những biểu hiện như thế nào?

Giai đoạn đầu bị bệnh, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

Trẻ bị đau mắt đỏ có những biểu hiện như thế nào?

  • Ngứa mắt, đau mắt, nóng cộm bên trong mắt.
  • Mắt trẻ xuất hiện nhiều ghèn khi thức dậy.
  • Gỉ mắt hay ghèn mắt có màu trắng sữa, vàng hoặc xanh nhạt, có thể lỏng hay đặc. Ngay cả khi đã lau sạch mắt ghèn sẽ nhanh chóng xuất hiện lại.
  • Mi mắt trên và dưới đều bị sưng phù.
  • Mắt trẻ khó chịu tăng dần, đỏ, có thể kèm theo triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho, chảy dịch mũi.
  • Những trẻ đau mắt đỏ nặng còn có thể bị sốt nhẹ và nổi hạch đằng trước tai.

Hướng dẫn điều trị đau mắt tại nhà cho trẻ.

Chắc cha mẹ đã từng nghe nói đến một phương pháp điều trị đau mắt đỏ được dân gian truyền miệng rằng khi trẻ bị đau mắt đỏ thì dùng sữa mẹ để nhỏ vào mắt trẻ sẽ giúp mắt bé khỏi nhanh. Tuy nhiên đây là phương pháp không được chứng thực bởi cơ sở khoa học, chính vì vậy đã có nhiều trường hợp khiến mắt trẻ bị viêm loét giác mạc nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ không nên sử dụng phương pháp này.

Hướng dẫn điều trị đau mắt tại nhà cho trẻPhần lớn các trường hợp mắc bệnh sẽ được điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt, gồm 3 loại:

  • Nước muối sinh lý: Khi trẻ bắt đầu có các biểu hiện bất thường ở mắt, đỏ mắt, bố mẹ hãy mua nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho trẻ trước. Đây là loại nước nhỏ mắt phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định khi chưa xác định được nguyên nhân và có thể được sử dụng đi kèm với một số loại nước nhỏ mắt khác để điều trị đau mắt đỏ.
  • Thuốc nhỏ mắt có kháng sinh: Khi đã xác định được bệnh của trẻ, thì sẽ được chỉ định điều trị bằng nước nhỏ mắt kháng sinh phù hợp. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh Tobramycin thường được sử dụng nhất. Ngoài ra, cũng còn một số loại kháng sinh khác cũng được sử dụng như Ciprofloxacin, Ofloxacin, Dyomicin, Neomycin,…
  • Thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid: Loại thuốc nhỏ mắt này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân theo đúng liều lượng, loại thuốc bác sĩ chỉ định. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng trong quá trình điều trị đau mắt đỏ cho con, điều này sẽ gây tổn thương giác mạc của con.

Những lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ.

Bên cạnh việc điều trị như trên đã chia sẻ thì cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để nhanh hồi phục:

 

 

Những lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ.

  • Sử dụng 3 loại khăn riêng cho trẻ:  khăn lau mặt, khăn lau mắt và khăn lau người.
  • Thường xuyên giặt sạch sẽ và phơi khô mọi vật dụng của trẻ (ga gối, khăn mặt,…)
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng: Trẻ cần được bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho mắt bao gồm như: thịt cá, dầu cá, các loại rau xanh, cà rốt,… Bên cạnh đó, chỉ ăn uống thôi sẽ chưa đủ, cha mẹ cần bổ sung vitamin và khoáng chất bên ngoài cho trẻ.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Thường xuyên cho trẻ được vận động, nghỉ ngơi đúng giờ giấc.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử để cho mắt được nghỉ ngơi.
  • Việc nhỏ thuốc đúng cách cũng rất quan trọng, đó là mẹ cần nhỏ đều 2 bên mắt cho bé, không để đầu của lọ thuốc chạm trực tiếp vào giác mạc mắt trẻ để tránh nhiễm khuẩn. Khi nhỏ thuốc nên tránh tình trạng thuốc chảy hết ra ngoài vì như vậy sẽ không phát huy hết công dụng của thuốc
  • Không sử dụng đơn thuốc của trẻ khác cho trẻ nhà mình, điều này có thể dẫn đến không hiệu quả khiến việc điều trị đau mắt đỏ cho con bị kéo dài và trở nặng hơn.

Nếu cha mẹ đang cân nhắc chưa biết sử dụng sản phẩm nào để bổ sung tối ưu cho trẻ thì có thể tham khảo các dòng sản phẩm bổ của Ocecri như: Zinc Ocecri (bổ sung kẽm, vitamin B6 VÀ DHA từ vi tảo biển), D3K2 Ocecri (bổ sung vitamin D3, vitamin K2 và DHA vi tảo biển)… Các dòng sản phẩm của Ocecri đều được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, đạt các tiêu chuẩn Châu Âu khi sử dụng cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp cha mẹ có thể phần nào yên tâm khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ. Nếu cha mẹ có thắc mắc và cần tư vấn thì hãy liên hệ trực tiếp với Ocecri hoặc Fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *