Nhiễm giun đũa ở trẻ và những điều mẹ cần biết!

Bệnh giun đũa xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi có khí hậu nóng ẩm với môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng. Người nhiễm loại giun này có triệu chứng bệnh không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Ocecri theo dõi bài viết sau để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức liên quan về bệnh giun đũa ở trẻ nhé. 

Giun đũa là gì?

Giun đũa là loại ký sinh trùng đường ruột, gây bệnh phổ biến nhất trong các loài ký sinh ở người. Người mắc bệnh do sử dụng thức ăn, nguồn nước chứa trứng giun đũa, nhất là khu vực không có nhà vệ sinh hiện đại. Người bị bệnh thường không có triệu chứng nhưng khi ruột chứa nhiều giun đũa có thể gặp các vấn đề ở phổi, ruột…

Giun đũa là gì?Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun đũa rất cao, nằm trong top đầu các bệnh giun đường ruột, tỷ lệ nhiễm lên đến 85 – 95%. Tác hại của chúng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động của hàng chục triệu người cũng như sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa phân bố không đều, vùng đồng bằng sẽ cao hơn miền núi và tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam.

Giun đũa là loại ký sinh trùng gây bệnh ở người có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài từ 20 đến 27 cm, giun đực dài từ 15 đến 20cm. Giun trưởng thành hình ống, thân tròn, đầu và đuôi thon nhọn, có màu trắng hoặc hơi hồng.

Ai có thể nhiễm?

Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của giun đũa. Bên cạnh đó, tập quán ăn rau sống, dùng phân bón cho cây trồng và rau củ, ao cá vẫn diễn ra thường xuyên khiến tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Trứng giun bám trên bề mặt rau củ sẽ không được loại bỏ hết được dù cho có rửa rau kỹ nhiều lần.

Ai có thể nhiễm?Nhiễm giun đũa có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt ở những khu vực nhiệt đới, có lượng mưa lớn. Đối tượng dễ nhiễm giun đũa:

  • Lứa tuổi: trẻ dưới 10 tuổi dễ mắc bệnh giun đũa vì hiếu động và nghịch bẩn hơn.
  • Khí hậu: ở vùng có khí hậu ẩm nóng vùng nhiệt đới, trứng giun thuận lợi phát triển.
  • Vệ sinh kém: ở vùng nông thôn ở các nước đang phát triển thường dùng nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh không hiện đại… nên mầm bệnh dễ phát tán.
  • Thói quen sinh hoạt: một số nông dân dùng phân người làm phân bón khiến bệnh lan rộng hơn.
  • Ăn thực phẩm tươi sống: người có thói quen ăn thực phẩm không rửa kỹ, thịt tươi sống…

Các đường lây truyền của bệnh đối với trẻ.

Các đường lây truyền của bệnh đối với trẻ.Giun đũa có thể lây lan qua các con đường sau:

  • Thực phẩm: có thể vô tình ăn trứng giun đũa từ thực phẩm không được rửa sạch, đặc biệt là rau sống được bón phân người.
  • Nguồn nước bẩn: ở những khu vực có nguồn bệnh, trứng dễ trôi theo ra nguồn nước ao, hồ… Nếu nguồn nước này được tưới lên rau, củ, quả mà con người ăn không rửa sạch hoặc uống nước chưa nấu chín cũng sẽ mắc bệnh.
  • Ngậm tay vào miệng: trẻ em khi chơi trên đất ô nhiễm, có chứa nguồn bệnh đã đưa tay lên miệng

Giun đũa gây bệnh ở người như thế nào?

Giun đũa gây bệnh ở người như thế nào?Giun đũa sinh sản hữu tính và khi trưởng thành sẽ ký sinh ở phần đầu, giữa ruột non của người. Sau khi thụ tinh giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi và phát triển thành trứng có ấu trùng.

Khi người ăn phải trứng giun có ấu trùng vào dạ dày, ấu trùng thoát vỏ xâm nhập vào mao mạch ở ruột. Theo đường máu, ấu trùng của giun đũa có thể đến các cơ quan khác ký sinh và gây bệnh, như ở phổi, hầu họng,…

Trong quá trình di chuyển và phát triển trong cơ thể người, ấu trùng hoặc giun trưởng thành có thể đi lạc sang cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là giun đi lạc chỗ, gây các triệu chứng cấp tính tại nơi giun lạc đến.

Giun đũa ký sinh và cạnh tranh các chất dinh dưỡng tại ruột của vật chủ như: đạm, vitamin A, vitamin C,… Trẻ sẽ kém phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ nếu như nhiễm giun trong thời gian dài.

Các biện pháp phòng chống cho trẻ.

Các biện pháp phòng chống cho trẻ.Dưới đây là một số biện pháp phòng chống nhiễm giun đũa, biện pháp hiệu quả nhất chính là:

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
  • Tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc môi trường hoặc vật dụng bẩn.
  • Hướng dẫn trẻ nhỏ không ngậm tay lên miệng, rửa tay sạch sẽ khi chơi đùa.
  • Thực phẩm, rau củ phải được rửa sạch, gọt vỏ hoặc nấu chín trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống.

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh giun đũa ở trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ. Mọi thông tin cần hỗ trợ tư vấn, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp qua website Ocecri hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *