Bệnh sởi là một bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xảy ra ở người lớn gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy dấu hiệu bị sởi ở người lớn có khác trẻ em không? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Liệu người lớn có thể bị sởi không?
Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chu kỳ, xảy ra mỗi 2-3 năm/ lần hoặc lâu hơn tùy thuộc và từng quốc gia. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi sẽ xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều hơn vào mùa khô. Tại Việt Nam, sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần.
Liệu người lớn có thể bị sởi hay không? Thì câu trả lời chính là có, người lớn hoàn toàn có thể mắc bệnh sởi, bất cứ ai chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng vaccine sởi đầy đủ đều có nguy cơ lây nhiễm virus sởi.
Đa số bệnh sởi ở người lớn thường có xu hướng diễn biến nặng hơn so với trẻ em. Hầu như, mọi người đều nghĩ bệnh sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em và các dấu hiệu bị sởi xuất hiện chỉ là bệnh sốt thông thường. Điều này khiến người lớn thường chủ quan, khiến cho bệnh trở nặng rồi mới phát hiện ra. Biến chứng xảy ra ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em như viêm phổi, viêm não, hoặc các vấn đề về hô hấp…
Dấu hiệu bị sởi ở người lớn có khác trẻ em không?
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bị sởi ở người lớn là rất quan trọng để điều trị kịp thời và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Dưới đây là các dấu hiệu bị sởi ở người lớn qua từng giai đoạn điển hình của bệnh:
Giai đoạn đầu
Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 12-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus, nhưng vẫn có trường hợp kéo dài đến 21 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu bệnh sởi không xuất hiện.
Sau giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng ban đầu xuất hiện. Với triệu chứng khá giống với cảm lạnh thông thường, các dấu hiệu đầu tiên như sốt nhẹ hoặc sốt vừa, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, ho khan, ho không có đờm, chảy mũi, viêm kết mạc mắt, nhạy cảm với ánh sáng… Và 1 dấu hiệu bị sởi để phân biệt với các bệnh khác trong giai đoạn đầu là xuất hiện đốm nội ban trắng nhỏ ở niêm mạc má, trong miệng, sẽ kéo dài 2-3 ngày sau khi bắt đầu sốt. Tuy nhiên, các hạt đốm nội ban này thường biến mất khá nhanh trong 12-24 giờ.
Giai đoạn phát ban
Phát ban là triệu chứng điển hình của bệnh sởi, thường bắt đầu từ 3-5 ngày sau khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện. Phát ban của sởi thường có dạng dát sẩn trên bề mặt da, có màu đỏ hoặc hồng. Bệnh nhân khi phát ban sẽ không cảm thấy đau, ít ngứa, không mưng mủ. Ngoài ra, ban sởi sẽ mọc tuần tự từ đầu, mặt, cổ sau đó đến ngực, lưng, bụng và tứ chi. Khi ban sởi mọc đến chân cũng là lúc người bệnh hết sốt, ban bắt đầu lặn dần. Một số trường hợp sau khi ban lặn sẽ để lại vết thâm trên da, bong tróc da nhẹ.
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, sởi còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau cơ và khớp, buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt với những người lớn có hệ miễn dịch yếu hoặc có các bệnh lý nền, bệnh sởi có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não hay viêm tai giữa. Những biến chứng này không chỉ đe dọa tính mạng mà còn có thể để lại di chứng lâu dài.
Sự nguy hiểm bệnh sởi đối với người lớn.
Khác với trẻ nhỏ, bệnh sởi ở người lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như viêm não, liệt, động kinh, ngớ ngẩn. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân bị biến chứng là khá cao, lên tới 15%.
Quan niệm bệnh sởi chỉ có thể xuất hiện ở trẻ em, đã làm cho người lớn chủ quan hơn khi mắc bệnh sởi. Việc chủ quan này khiến người lớn xem nhẹ các dấu hiệu bị sởi và không có những biện pháp cách ly, các chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp khiến cho bệnh trở nặng rất nhanh.
Một trường hợp đáng lưu ý hơn, chính là đối với phụ nữ đang mang thai cũng có thể bị sởi. Virus sởi sẽ gây ra tình trạng sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, dị tật thai nhi hoặc thai nhiễm sởi tiên phát. Trong những tháng đầu mắc bệnh sởi thì dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể lên tới 50%; tháng thứ 2 thì dị tật bẩm sinh sẽ là 22%, tháng thứ ba là 6%. Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng sởi, do đó việc để ý đến cơ thể có dấu hiệu bị sởi là rất quan trọng. Vì vậy, mẹ bầu khi ra đường nên đeo khẩu trang đồng thời rửa tay thường xuyên và sát trùng mũi họng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng và cần giữ cho môi trường sống trong lành, thoáng khí, sạch sẽ.
Thông thường sau khi hết sốt và phát ban, một số bệnh nhân tưởng đã khỏi hẳn. Nhưng sau đó, dấu hiệu bị sởi lại quay trở lại với tình trạng như sốt cao trở lại, đau đầu, co giật, thay đổi ý thức từ lú lẫn tới hôn mê, có thể có liệt tứ chi, đó là khi bệnh đã biến chứng sang thể nặng hơn như viêm màng não, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm kết giác mạc dẫn tới loét giác mạc, mù lòa.
Thông qua bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh sởi và các dấu hiệu bị sởi ở lớn. Mọi thông tin thắc mắc cần hỗ trợ, cha mẹ hãy liên hệ trực tiếp với Ocecri qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được Dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!