Giải đáp từ chuyên gia: Kẽm có vai trò gì đối với trẻ nhỏ?

Xuất bản: UTC +7

Kẽm là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với con người. Nó có thể tìm thấy ở cả động và thực vật và nhiều sản phẩm bổ sung trên thị trường. Không chỉ với người lớn, kẽm còn là khoáng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển thể chất và nhận thức của trẻ nhỏ. Vậy cụ thể kẽm có những tác động gì, hãy cùng Ocecri tìm hiểu qua bài viết sau.

Kẽm là gì?

Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể người cần có để chống lại sự xâm nhập từ virus và vi khuẩn. Tuy nhiên cơ thể người không thể lưu trữ cũng như tự sản xuất để cung cấp cho các hoạt động. Bởi vậy mà hàng ngày chúng ta cần phải bổ sung kẽm từ đồ ăn, thức uống.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp bị thiếu kẽm nghiêm trọng mà việc bổ sung bằng chế độ ăn uống không thể đáp ứng được. Do đó các sản phẩm bổ sung được coi là liệu pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Kẽm có vai trò gì đối với trẻ nhỏ?

Kẽm là khoáng chất quan trọng cho nhiều hoạt động trong cơ thể con người. Kẽm xuất hiện ở mọi tế bào và có số lượng dồi dào chỉ sau sắt. Hơn 300 loại enzyme trong cơ thể đều phải có sự hỗ trợ của kẽm. Còn với trẻ nhỏ, kẽm đóng góp nhiều lợi ích như sau:

Vai trò của Kẽm
Vai trò của Kẽm

Tăng cường chức năng miễn dịch

Trong những năm tháng đầu đời, hệ thống miễn dịch của bé còn chưa được hoàn thiện. Do đó bé thường dễ gặp tình trạng bệnh lý như ốm vặt,… Khi đó sự giúp sức từ các dưỡng chất là vô cùng quan trọng.

Kẽm là một trong những vi khoáng chất quan trọng đối với miễn dịch. Kẽm giúp cho miễn dịch hoạt động dễ dàng hơn, thúc đẩy sản sinh các tế bào và tăng cường tín hiệu của tế bào miễn dịch. Khi thiếu hụt kẽm có thể khiến miễn dịch của cơ thể sụt giảm.

Hơn nữa, trong nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra khi bổ sung kẽm đầy đủ hàng ngày có thể giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng và nhiều bệnh lý khác.

Thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể

Kẽm có thể giúp bé ăn uống ngon miệng hơn nhờ khả năng kích thích vị giác. Ngoài ra kẽm còn giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng từ đồ ăn, tăng sản sinh đạm và phân chia các tế bào.

Nếu thiếu kẽm gây ra sự khó khăn cho quá trình phân chia tế bào. Bởi vậy mà trẻ có thể sẽ chậm phát triển chiều cao, chức năng sinh dục. Tăng nguy cơ bị rối loạn chức năng xương khớp và dậy thì chậm.

Tăng cường nhận thức và phát triển não bộ

Bên cạnh thể chất, kẽm còn đóng vai trò to lớn trong phát triển nhận thức. Trong não có chứa số lượng lớn các chất kẽm. Tại đây, kẽm sẽ thúc đẩy sự học hỏi, nhận thức của não bộ, đồng thời điều hòa sự hoạt động của các tế bào thần kinh.

Nếu được bổ sung đủ kẽm, hoạt động dẫn truyền thông tin được tăng cường. Bởi vậy mà trẻ có thể học tập, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

Kẽm có vai trò gì đối với trẻ nhỏ
Kẽm có vai trò gì đối với trẻ nhỏ

Giảm tình trạng quấy khóc ở trẻ

Do chiếm số lượng lớn trong não mà kẽm được coi là yếu tố chính chi phối và quyết định sự hoạt động của hệ thống thần kinh. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ xuất hiện tình trạng kém kiểm soát tâm ký, dễ cáu gắt. Thiếu kẽm cũng sẽ gây ra nguy cơ rối loạn giấc ngủ, trẻ xuất hiện tình trạng quấy khóc về đêm.

Tăng hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất

Trên trẻ nhỏ, kẽm còn có khả năng tăng cường chuyển hóa và hấp thu vi chất dinh dưỡng. Cụ thể, kẽm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu Magie, Đồng, Nhôm,… Không chỉ như vậy, kẽm còn giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ kim loại nặng và giải độc do các kim loại này gây ra.

Các vai trò khác

Bên cạnh những vai trò nổi bật trên, kẽm còn đóng góp thêm nhiều khía cạnh khác đối với sức khỏe của trẻ nhỏ như:

  • Ngăn ngừa bệnh và hỗ trợ sức khỏe của xương khớp.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng và bảo vệ thị lực.
  • Ngăn ngừa tình trạng gãy rụng tóc.
  • Thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
  • Điều hòa các hormone nội tiết trong cơ thể.
  • Giảm viêm.

Nguồn tham khảo

  1. Amy Richter, Zinc: Everything You Need to Know, Healthline. Truy cập ngày 16/05/2024.
  2. Melinda Ratini, The Benefits of Zinc: What You Need to Know, Webmd. Truy cập ngày 16/05/2024.
  3. Nhà thuốc Ngọc AnhKẽm (Zinc). Truy cập ngày 16/05/2024.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *