Tay chân miệng là bệnh lý khá phổ biến có khả năng lây nhiễm và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do vậy, cha mẹ nên chủ động trang bị những kiến thức liên quan, đặc biệt là tham khảo những cách chăm sóc và điều trị tay chân miệng tại nhà để có thể giúp con giảm bớt khó chịu và tránh tình trạng trở nặng. Hãy cùng Ocecri tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, Mouth Disease) là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người sang người, gây ra các vết phồng rộp ở miệng, cổ họng, bàn tay, bàn chân.
Theo thống kê, tính từ ngày 30/9/2024 đến ngày 06/10/2024 (tuần 40), tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 437 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 23,4% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 39 là 12.733 ca. Từ đó có thể thấy, bệnh tay chân miệng đang bùng phát trở lại. Phần lớn nguyên nhân là do đối tượng mắc bệnh đặc biệt cao ở trẻ dưới 5 tuổi và đây là thời điểm các con trở lại đi học.
Bệnh thường diễn biến nhẹ và có thể tự điều trị tay chân miệng khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều cha mẹ vẫn loay hoay trong việc tìm ra cách điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ dẫn đến tình trạng ngày càng trở nặng hơn.
Bệnh tay chân miệng có thể lây qua đâu?
Một số con đường dẫn đến sự lây lan của bệnh tay chân miệng như:
- Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp: Trẻ dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt, dịch mũi họng, dịch từ mụn nước của người bệnh. Và cũng có thể lây qua tiếp xúc với phân của trẻ bệnh, đặc biệt trong quá trình thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ.
- Lây qua bề mặt hoặc vật dụng bị nhiễm virus: Virus có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, bàn ghế, và các vật dụng cá nhân. Trẻ thường có thói quen cầm nắm đồ vật rồi đưa tay lên miệng, mũi, khiến virus dễ dàng xâm nhập.
- Lây qua không khí: Có thể lây truyền khi trẻ hít phải những giọt bắn li ti chứa virus trong không khí do ho, hắt hơi của người bệnh.
- Lây qua nguồn nước và thực phẩm: Trong một số trường hợp, virus có thể lây qua nguồn nước không sạch hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn do không đảm bảo vệ sinh.
- Tập trung đông đúc tại nơi công cộng: Trẻ em ở những nơi đông người, chẳng hạn như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi công cộng, dễ bị lây bệnh từ trẻ khác.
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, dễ bị nhiễm virus và mắc bệnh tay chân miệng.
Nhìn chung, việc vệ sinh kém và tiếp xúc gần với người bệnh là những yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm tay chân miệng ở trẻ em.
Các biến chứng có thể gặp phải khi bệnh trở nặng.
Với những trường hợp nghiêm trọng khi không được điều trị tay chân miệng đúng cách, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Dưới đây là một số biến chứng khi bệnh tay chân miệng trở nặng:
- Viêm não, viêm màng não: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng, có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, cứng cổ, ói mửa, mệt mỏi, và co giật.
- Phù phổi cấp: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, khiến dịch tích tụ trong phổi gây khó thở nghiêm trọng. Và có thể xuất hiện dấu hiệu như thở nhanh, thở khó, da tím tái.
- Mất nước nghiêm trọng: Do trẻ bị loét miệng và đau khi nuốt, ăn uống khó khăn, dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu không được bù đủ nước, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như khô miệng, đi tiểu ít, mệt mỏi, và mắt trũng. Dẫn đến trẻ có thể bị suy kiệt và cần nhập viện để truyền dịch.
- Rối loạn thần kinh: Ngoài viêm não, bệnh tay chân miệng có thể gây ra các vấn đề thần kinh khác như mất thăng bằng, run rẩy, yếu liệt tạm thời ở tay chân.
Cách chăm sóc và điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ như thế nào?
Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng là lành tính và hồi phục hoàn toàn sau khoảng 8-10 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh chuyển hướng nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Trong đó, việc chủ quan và thiếu kiến thức về tay chân miệng đôi khi lại là nguyên nhân gián tiếp khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc và điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà đúng cách cha mẹ nên biết:
Đảm bảo trẻ được uống đủ nước
Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường hoặc bổ sung oresol cho trẻ theo hướng dẫn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến và tuân theo liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ đang gặp phải. Tránh trường hợp sử dụng quá liều cho trẻ.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh tình trạng cơ thể bị trẻ bị nhiễm thêm vi khuẩn khi các nốt mụn nước bị vỡ.
Vì bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào cho nên việc cách ly trẻ mắc bệnh với bạn bè và những người thân khác trong gia đình là rất cần thiết. Điều này nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh với mọi người xung quanh. Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn cẩn thận sau đó.
Các vật dụng cá nhân
quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.
Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng đủ chất
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Bên cạnh đó, mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn các loại trái cây gây ảnh hưởng đến nốt mụn nước, thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn…
Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ
Giai đoạn bị bệnh chính là giai đoạn mà sức đề kháng của trẻ yếu nhất cần được bổ sung kịp thời nhất. Do đó, cha mẹ cũng cần bổ sung kịp thời cho trẻ thêm cho trẻ như vitamin A,B,C,D,K… kẽm, DHA… Và giai đoạn này, trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn và sợ ăn nên cha mẹ cần chọn sản phẩm tối ưu đáp ứng nhiều hoạt chất để trẻ không bị sợ mỗi khi bổ sung.
Với một số dòng sản phẩm của Ocecri đã tích hợp nhiều dưỡng chất trong 1 sản phẩm. Bên cạnh đó Ocecri cũng đã nghiên cứu tối ưu sản phẩm giúp tăng độ hấp thu cho trẻ bằng đầu xịt chia liều hoặc pipet nhỏ giọt như:
- Zinc Ocecri: Bổ sung kẽm, DHA 30% từ vi tảo biển, vitamin B6 giúp trẻ tăng sức đề kháng, kích thích ăn ngon và tăng cường phát triển trí não cho trẻ. Với hương chuối không tanh, kích thích sự thèm ăn cho trẻ.
- D3K2 Ocecri: Bổ sung vitamin D3, vitamin K2 có độ tinh khiết sản phẩm lên đến 97.8% giúp tăng khả năng hấp thu cho trẻ. Và còn bổ sung DHA từ vi tảo biển có độ tinh khiết cao gấp 4 lần DHA đến từ động vật.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc “Điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà có khó không?” Hy vọng với những thông tin Ocecri cung cấp sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn trong việc điều trị tại cho trẻ. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp với Ocecri thông qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam, để được Dược sĩ hỗ trợ miễn phí nhé!