Có nên bổ sung kẽm nếu con bị tiêu chảy không?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng được nhắc tới nhiều trong giai đoạn phát triển của trẻ. Nhiều cha mẹ còn băn khoăn rằng nếu con bị tiêu chảy thì có dùng được kẽm không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc thông tin về việc sử dụng kẽm cho trẻ mắc tiêu chảy.

Vì sao kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu với cơ thể?

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng rất quen thuộc với chúng ta, đây là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của cơ thể. Có thể nói rằng kẽm hiện diện trong rất nhiều mô và dịch cơ thể và tham gia vào cấu trúc cũng như điều hòa chức năng của hơn 200 enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa và trao đổi chất.

Kẽm là yếu tố chính quan trọng trong việc hình thành miễn dịch, khoáng chất này cũng đóng vai trò điều tiết chuyển hóa hormon, tác động vào quá trình sinh sản hồng cầu, tăng cường hoạt động thị giác và hệ thần kinh trung ương, tăng quá trình thải độc của cơ thể,…

Trẻ em thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng chậm lớn, chậm trưởng thành về giới tính và xương, tổn thương da, tiêu chảy, rụng tóc, chán ăn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, miễn dịch, đề kháng kém.

Bổ sung kẽm
Kẽm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả gia đình

Nhu cầu kẽm của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển:

  • Trẻ sơ sinh cần 6 mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ 1–9 tuổi cần 10 mg kẽm /ngày
  • Trẻ 10–12 tuổi cần 12 mg kẽm /ngày

Trẻ bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa khi nhu động ruột bị kích thích bởi nhiều yếu tố như loạn khuẩn, ngộ độc thức ăn,… Tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài đều có thể đe dọa tới sức khỏe của trẻ, nhất là trẻ em dưới 3 tuổi. Tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng có thể khiến trẻ mất nước, mất điện giải, suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong.

Cha mẹ có thể thấy tình trạng tiêu chảy là một vấn đề cần quan tâm và xử trí kịp thời, đúng cách để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi trẻ bị tiêu chảy, điều cha mẹ cần làm là xác định xem trẻ đi ngoài có do tả, lỵ gây ra không, nếu trường hợp nặng cần đưa trẻ vào viện để được bù nước và điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ tiêu chảy phân không lẫn máu, tần suất đi ngoài không quá nhiều, cha mẹ có thể theo dõi trẻ tại nhà và sử dụng các biện pháp sau:

  • Bù đủ nước và điện giải cho trẻ. Cha mẹ nên pha oresol theo đúng lượng quy định vào cho trẻ uống theo nhu cầu.
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây đau bụng cho trẻ, cho trẻ ăn đồ dễ tiêu hóa.
  • Có thể bổ sung kẽm cho trẻ theo liều lượng dựa theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ dùng khoảng 10mg/ ngày và bổ sung từ 10 – 14 ngày. Với trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể dùng khoảng 20mg/ ngày và bổ sung từ 10 – 14 ngày.
  • Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ.
  • Nếu tình trạng của trẻ trầm trọng đi thì cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Lợi ích khi bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy

Một thống kê tại Việt Nam đã chỉ ra rằng 30 – 40% trẻ em tiêu chảy có dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, đề kháng với vi khuẩn. Các nghiên cứu cũng đã cho kết quả sử dụng kẽm giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói,…

Kẽm hiện tại có nhiều loại trên thị trường, được bào chế dưới dạng muối kẽm. Cha mẹ nên lựa chọn dạng kẽm có độ dung nạp cao, giúp trẻ hấp thu tốt hơn và hiệu quả của kẽm cũng phát huy hơn. Kẽm Bisglycinate là một lựa chọn được đánh giá cao bởi khả năng dung nạp tốt và chứa hàm lượng kẽm cao.

Việc bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy đã được Bộ Y tế khuyến khích sử dụng với mục đích giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy và hạn chế nguy cơ tái phát rối loạn tiêu hóa / tái nhiễm tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Bổ sung kẽm
Kẽm bisglycinate có khả năng dung nạp tốt

Dược sĩ Nguyễn Thư – Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *