Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ an toàn, hiệu quả

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và bệnh này luôn là vấn đề thời sự vì số ca mắc và tử vong năm sau luôn cao hơn năm trước. Vào mùa mưa hàng năm, sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh. Tuy nhiên ở mức độ bệnh nhẹ, trẻ cũng có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà được. Vậy có những cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà nào cho trẻ vừa an toàn vừa hiệu quả không? Theo dõi những chia sẻ của Ocecri trong bài viết dưới đây nhé!

Có thể tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ được không?

Bệnh sốt xuất huyết không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức và khó chịu cho trẻ mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hàng năm và diễn biến bùng phát khá nhanh.

Có thể tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ được không?Năm 2023, cả nước ta ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết khiến 43 trường hợp không qua khỏi. Mặc dù số ca mắc giảm khoảng 54%, số tử vong giảm 72% (giảm 108 trường hợp) so với năm 2022, nhưng dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ năm 2023 đến nay diễn biến phức tạp và khác thường hơn so với mọi năm. Theo thống kê mới nhất năm 2024, tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 38 là 7.337 ca.

Trường hợp trẻ chưa tiêm phòng vắc xin sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Bây giờ mới là lúc vào mùa mưa, không khí ẩm hơn sẽ khiến cho muỗi sinh sôi nhanh hơn, dễ bùng phát dịch nhất nếu không có các biện pháp phòng chống.

Dù bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhưng việc quyết định điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay nhập viện sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở một số trường hợp bệnh còn ở thể nhẹ, trẻ hoàn toàn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà được.

Các giai đoạn nhận biết trẻ đang bị sốt xuất huyết.

Bệnh khởi phát khá đột ngột và các dấu hiệu sốt xuất huyết xuất hiện qua từng giai đoạn. Dưới đây là dấu hiệu qua các giai đoạn sốt xuất huyết:

Các giai đoạn nhận biết trẻ đang bị sốt xuất huyết.

Giai đoạn sốt

Là tình trạng trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, trẻ lớn hơn thì đau đầu, chán ăn, buồn nôn, có chấm xuất huyết dưới da, đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3-7 sau khi mắc bệnh. Trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện dễ nhận thấy như vật vã, lờ đờ, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.

Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72 giờ, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt xuất huyết thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định điều trị như thế nào, tại nhà hay phải nhập viện. Với những trường hợp bệnh vẫn đang ở thể nhẹ, thì cha mẹ cần lưu ý về một số cách điều trị tại nhà sau:

Theo dõi thân nhiệt

Việc theo dõi nhiệt độ của trẻ là một điều quan trọng việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, do đó hãy theo dõi thân nhiệt (36-37 độ C) cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng, hãy giúp trẻ tỏa nhiệt bằng cách dùng nước ấm lau toàn thân. Và nên cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, chườm túi ấm lên trán, nách, bẹn, dưới cổ… Nếu để nhiệt độ duy trì ở mức cao 39-40 độ C sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, tay chân lạnh, nôn, khó thở, đau bụng, chảy máu cam thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời.

Nghỉ ngơi hợp lý

Đối với trẻ bị sốt xuất huyết, nghỉ ngơi càng nhiều sẽ càng tốt, cần ngủ đủ giấc để cơ thể tái tạo năng lượng, rút ngắn thời gian lành bệnh. Khi trẻ được ngủ đủ, tuyến yên tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp cho cơ thể phát triển và tự phục hồi tổn thương.

Nghỉ ngơi hợp lý

Giữ cơ thể trẻ luôn khô thoáng

Cơ thể của trẻ cần phải luôn khô thoáng để có thể điều hòa thân nhiệt tốt hơn, tránh bị cảm lạnh. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý không được tắm bằng nước lạnh, chỉ nên làm sạch cơ thể bằng nước ấm, tốt nhất là dùng khăn thấm nước ấm để lau.

Vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà phải tuân thủ nguyên tắc vệ sinh mắt, mũi và họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Mục đích là để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa lây lan, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng ở tai, mũi, họng.

Sử dụng thuốc hạ sốt

Điều trị sốt xuất huyết cần tập trung giúp trẻ hạ sốt và điều hòa thân nhiệt. Dùng thuốc hạ sốt phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.

Bù nước và chất điện giải cho cơ thể

Trẻ đang được điều trị sốt xuất huyết tại nhà được cần uống nhiều nước, có thể dùng được nước dừa, nước cam, nước đun sôi để nguội, nước có chứa Hydrite hoặc Oresol… để bổ sung chất điện giải.

Bù nước và chất điện giải cho cơ thể

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cơ thể trẻ khi đang được điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu. Chế độ ăn giàu calo, giàu đạm, ít béo, giàu khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, súp rau củ, nước dừa,… để phục hồi nhanh chóng.

Bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết cho trẻ như vitamin B, C, D, kẽm, DHA… sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn này.

Trên đây là thông tin về cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm thông tin giúp trẻ phát hiện và điều trị sốt xuất huyết sớm, tránh những biến chứng nặng xảy ra. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, cha mẹ liên hệ trực tiếp với Ocecri thông qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được hỗ trợ miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *