Chân tay miệng là bệnh lý khá phổ biến và có khả năng lây nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không nên chủ quan vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong… Dưới đây là một số thông tin Ocecri đã tổng hợp về bệnh tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết cha mẹ nên chú ý để có cách xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng (Hand, Foot, Mouth Disease – HFMD) là một bệnh nhiễm virus cấp gây ra các vết phồng rộp ở miệng, cổ họng, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và dễ bùng phát thành dịch tại các khu vực nhiều trẻ em như nhà trẻ, trường học…
Theo thống kê, tính đến quý I/2024, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đến thời điểm thống kê, cả nước chưa ghi nhận ca tử vong và số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, có đến trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.
Chân tay miệng có thể lây nhiễm qua đâu?
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn nước bọt, dịch mủ từ các vết loét trong miệng, vùng đau đỏ trên da tay và chân,…
- Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ nhỏ sau khi chạm các vật dụng, đồ chơi, bề mặt bị nhiễm virus từ người nhiễm bệnh sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc các vùng da dễ bị tổn thương hoặc cũng có thể bị lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ, từ đó sẽ có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.
- Lây qua không khí: Bệnh tay chân miệng cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên, đây không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.
Các dấu hiệu của trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Lúc này trẻ đang học mầm non, môi trường đông người nên dễ dàng phát tán bệnh, trở thành dịch lớn. Do vậy, cha mẹ cần phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh lây lan. Dưới đây là dấu hiệu khi triệu chứng đã xuất hiện ở trẻ:
- Khi nhiễm virus gây bệnh, thời gian ủ bệnh là 3 – 6 ngày. Sau đó, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng như là sốt từ 37,5 – 38 độ C, đau họng, mệt mỏi, chán ăn. Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với viêm họng hay cảm sốt thông thường.
- Sau 1 – 2 ngày phát bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các nốt phát ban. Lúc đầu, các nốt này mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Sau đó đến bên trong miệng, rồi tiếp tục lan ra khắp cơ thể. Các nốt ở tay chân trẻ sẽ có đường kính từ 2 – 10mm, màu xám, mọc ẩn hoặc nổi lên trên bề mặt da, không gây đau ngứa. Và các nốt bên trong miệng nhỏ hơn, đường kính 2 – 3mm, gây đau khi ăn.
- Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể hết bệnh sau 1 – 2 tuần. Nếu bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, sốt cao tới 39 độ C, mọc nhiều nốt phát ban hơn, các nốt cũ lở loét; thậm chí trẻ co giật, mê sảng, rối loạn tri giác… gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay, tránh biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng của trẻ có thể mắc phải khi bị bệnh tay chân miệng.
Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biến chứng của bệnh tay chân miệng:
- Những biến chứng thần kinh như tình trạng viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm não tủy,…. Khi gặp phải biến chứng này, trẻ thường có những dấu hiệu bất thường như: Giật mình hoặc co giật theo từng cơn ngắn trong thời gian từ 1 đến 2 giây và xảy ra chủ yếu ở tay và chân và thường xuất hiện khi trẻ ngủ hay khi mẹ cho trẻ nằm ngửa; Trẻ đi loạng choạng, có biểu hiện ngủ gà, bứt rứt, run chi hay mắt nhìn ngược; Rung giật nhãn cầu; Tăng trương lực cơ; Yếu hay liệt chi; Hôn mê.
- Những biến chứng tim mạch, hô hấp, bao gồm tình trạng tăng huyết áp, phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch,… Một số biểu hiện của trẻ khi xảy ra biến chứng về tim mạch và hô hấp như: Mạch nhanh; Đổ mồ hôi, da có biểu hiện nổi vân tím, chân tay lạnh; Huyết áp tăng cao và ở giai đoạn sau không đo được huyết áp và mạch; Trẻ bị khó thở với biểu hiện thở nhanh, hơi thở nông, thở khò khè, thở không đều, ngực rút lõm…
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ.
Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng nên các bậc phụ huynh cần lưu ý bảo vệ sức khoẻ của trẻ nhỏ trước virus gây bệnh. Nhiều trẻ đã bị tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra. Vì vậy, cha mẹ không được lơ là cảnh giác. Một số biện pháp cha mẹ cần chủ động thực hiện để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ:
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay cẩn thận với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, xì mũi hay tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người khác.
- Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như ly uống nước, khăn tắm, quần áo,…
- Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.
- Thường xuyên khử khuẩn, làm sạch đồ chơi của trẻ và khu vực sống.
- Bổ sung các hoạt chất cần thiết cho như vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ như vitamin A, B, C, D, K… kẽm, i ốt, DHA… Không chỉ là phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho trẻ mà trong giai đoạn dưới 5 tuổi này cũng là giai đoạn trẻ cần bổ sung dưỡng chất để phát triển cơ thể được toàn diện nhất. Vì cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ nên cha mẹ cân nhắc sử dụng các sản phẩm tích hợp nhiều dưỡng chất trong
Bộ đôi Zinc Ocecri và Vitamin D3 K2 Ocecri hỗ trợ bé tăng đề kháng.
Để tăng để kháng của trẻ với căn bệnh tay chân miệng nói chung và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nói riêng, Nhãn hàng Ocecri đã nhập khẩu 2 sản phẩm chất lượng từ Ý bao gồm:
Zinc Ocecri: Bổ sung kẽm, DHA 30% từ vi tảo biển, vitamin B6 giúp trẻ tăng sức đề kháng, kích thích ăn ngon và tăng cường phát triển trí não cho trẻ.
D3K2 Ocecri Bổ sung vitamin D3, vitamin K2 với độ tinh khiết 97.8% giúp tăng khả năng hấp thu canxi và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời sản phẩm cũng bổ sung DHA từ vi tảo biển có độ tinh khiết cao gấp 4 lần DHA đến từ động vật.
Trên đây là một số thông tin giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Mong rằng bài viết có thể giúp cha mẹ có thêm những thông tin để bảo vệ sức khoẻ và bổ sung vitamin đầy đủ cho trẻ. Hãy chia sẻ bài viết đến gia đình, người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích nhé!