Bệnh sởi là gì? Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Xuất bản: UTC +7

Bệnh sởi là một trong những bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam với chu kỳ 5 năm/ 1 lần, và chủ yếu gặp ở trẻ em. Trung bình 1 người mắc sởi có khả năng lây cho 12 – 18 người khỏe mạnh hoặc chưa tiêm vắc xin. Vậy bệnh sởi là gì? Bệnh sởi có thật sự nguy hiểm hay không? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là gì_ Bệnh sởi có nguy hiểm không (3)

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm do virus sởi (Measles Virus) gây ra, có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng qua đường hô hấp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây dịch. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng phổ biến hơn ở các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng với hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, chưa được hoàn thiện.

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Y tế trong những năm qua:

  • Năm 2014: Việt Nam có hơn 35.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 6.000 ca sởi, 147 ca tử vong liên quan đến sởi.
  • Năm 2019: Việt Nam ghi nhận 40.000 ca sởi, trong đó có 4 ca tử vong.
  • Năm 2020: Có hơn 3.000 ca sởi.
  • Giai đoạn 2021 – 2023: Trung bình ghi nhận 300 – 500 ca mắc sởi mỗi năm.
  • Từ đầu năm 2024 đến nay: Số ca nghi mắc cao hơn 10 lần và số trường hợp xác định dương tính cao hơn 32,3 lần so với cùng kỳ năm 2023 và vẫn còn đang tiếp tục tăng hàng ngày.

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Bệnh sởi là gì Bệnh sởi có nguy hiểm không

Sởi đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Ở lứa tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng hơn và dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của sởi sẽ giúp chúng ta nhận ra sớm triệu chứng bệnh, để kịp thời can thiệp làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Dưới đây là giai đoạn và các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Thời gian ủ bệnh: Thường là giai đoạn từ 8 – 11 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh, và thường chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.
  • Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 3 – 4 ngày với hiện tượng sốt, mệt mỏi, đau đầu và đỏ mắt. Và 1 triệu chứng quan trọng của giai đoạn này là xuất hiện ban đỏ trên da, bắt đầu từ khu vực sau tai và lan rộng xuống cổ, mặt, thân và chi.
  • Tiếp theo là giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài từ 4 – 7 ngày. Trong giai đoạn này, ban đỏ trên da lan rộng hơn. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thở, các triệu chứng khác xuất hiện: ho khan, sổ mũi, mắt đỏ và nhức, đôi khi tiêu chảy và nôn mửa.
  • Cuối cùng là giai đoạn hồi phục: Khi triệu chứng bệnh sởi giảm dần và ban đỏ trên da bắt đầu phai mờ. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được chăm sóc và nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe hoàn toàn.

Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh và nặng? 

Bệnh sởi là gì_ Bệnh sởi có nguy hiểm không (2)

Khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh sởi tiến triển ở trẻ em thường rơi vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát ở bất cứ thời điểm nào trong năm.

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc sởi bởi có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, thiếu miễn dịch từ vắc xin.

Khác với những trẻ lớn và người lớn đã có sự bảo vệ đầy đủ từ vắc xin, những trẻ dưới 5 tuổi có thể chưa tiêm phòng sởi do nhiều nguyên nhân như: Chưa đủ tuổi, ốm sốt hoặc bị bệnh trong khoảng thời gian cần tiêm phòng sởi, chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin… Khiến cho trẻ càng dễ bị bệnh và diễn biến bệnh cũng nhanh và nặng hơn.

Các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh sởi là gì_ Bệnh sởi có nguy hiểm không (6)

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng và tác động của bệnh như:

  • Viêm phổi: Là biến chứng phổ biến nhất, gây suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở, sốt cao và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Viêm não: Là biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi. Virus sởi có thể tấn công hệ thống thần kinh và gây viêm não, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, co giật, mất cân bằng và thậm chí gây tử vong.
  • Tiêu chảy nặng và mất nước: Trẻ nhỏ dễ bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy và gây suy yếu cơ thể nhanh chóng.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có thể bị giảm sức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng dẫn đến dễ bị mắc thêm các bệnh khác.
  • Viêm tai giữa: Gây ra hiện tượng đau tai, khó nghe và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và thính giác của trẻ.
  • Rối loạn vitamin A: Bệnh sởi có thể gây suy giảm nồng độ vitamin A trong cơ thể. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của mắt, hệ thống miễn dịch và sự phát triển xương.
  • Các loại nhiễm trùng khác: Bệnh sởi làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng khác như viêm họng, viêm tai, viêm phế quản và viêm phúc mạc.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sởi?

Bệnh sởi là gì_ Bệnh sởi có nguy hiểm không (4)

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu riêng cho sởi. Cho nên việc điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Do đó, cha mẹ cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể trẻ sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng, hiệu quả lên đến 98%.

Và kết hợp thêm các sản phẩm bổ sung sức đề kháng cho trẻ như Kẽm Zinc Ocecri, vừa giúp trẻ tối ưu việc hấp thu kẽm nhằm tăng sức đề kháng, bổ sung DHA 30% đến từ tảo biển giúp tăng cường phát triển trí não và còn bổ sung vitamin B6 hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chuyển hóa, giúp trẻ nhanh chóng hấp thu kẽm hơn những sản phẩm thông thường.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về các thắc mắc liên quan đến bệnh sởi, triệu chứng, biến chứng bệnh sởi hay cách phòng ngừa bệnh cho trẻ như thế nào. Hy vọng thông qua những cập nhật trên, cha mẹ đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời cho trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *