Bé bị sốt xuất huyết có được tắm không và cần lưu ý những gì khi tắm?

Vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm chính là “Trẻ bị sốt xuất huyết có được tắm không?” Nhiều cha mẹ chọn cách sẽ cho trẻ kiêng nước, không tắm cho trẻ để tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên điều này có thật sự được các bác sĩ khuyên không? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Những biểu hiện điển hình của bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu lây từ người sang người thông qua vết đốt của muỗi vằn. Thời điểm bệnh sốt xuất huyết xuất hiện chính là vào mùa mưa hàng năm, và có thể dẫn đến bùng phát thành dịch. Do đó, việc nắm được biểu hiện ban đầu của bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là những biểu hiện sốt xuất huyết điển hình:

  • Sốt cao đột ngột: Người bệnh thường sẽ bị sốt cao từ 39°C – 40°C, và có thể kéo dài từ 2-7 ngày.
  • Đau đầu và đau sau hốc mắt: Xuất hiện các biểu hiện như đau nhức âm ỉ ở vùng trán và phía sau mắt.
  • Đau cơ và khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức mỏi toàn thân, đặc biệt là các cơ và khớp. 

Những biểu hiện điển hình của bệnh sốt xuất huyết.

  • Phát ban: Thường xuất hiện từ ngày 3-5 của bệnh. Phát ban đỏ có thể xuất hiện ở mặt, tay chân, và toàn thân, có thể kèm theo ngứa râm ran.
  • Xuất huyết: Có thể xảy ra dưới dạng chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím tự phát trên da, hoặc nặng hơn là chảy máu đường tiêu hóa.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, mất sức, yếu ớt sau khi cơn sốt giảm.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn và nôn mửa là các triệu chứng kèm theo ở nhiều trường hợp. Người bệnh khi này mệt mỏi toàn thân vừa chán ăn và vừa buồn nôn.
  • Giảm tiểu cầu và hạ huyết áp: Khi bệnh nghiêm trọng, số lượng tiểu cầu trong máu giảm, dẫn đến nguy cơ xuất huyết và hạ huyết áp.

Các giai đoạn sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết sẽ tiến triển theo từng giai đoạn, dưới đây là các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ:

Giai đoạn sốt

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày, thậm chí là có thể lên đến 14 ngày. Sau đó sẽ là thời gian biểu hiện sốt xuất hiện, có thể là sốt cao kéo dài hoặc sốt đột ngột với mức nhiệt từ 39 đến 40 độ C. Khi ấy, cần lau người nhẹ nhàng giúp trẻ hạ nhiệt tốt hơn. Đối với trẻ em, cùng với triệu chứng sốt thường gặp sẽ có thể đau họng, bụng và xuất hiện các nốt ban xuất hiện khắp trên mình, lan lên cả mặt, lòng bàn tay, chân và gây cảm  giác ngứa ngáy.

Các giai đoạn sốt xuất huyết.

Giai đoạn xuất huyết

Thường gặp vào ngày thứ 3-7 sau khi bị bệnh. Lúc này, có thể đã giảm sốt hoặc vẫn sốt với các biểu hiện đa dạng. Và đây cũng là lúc các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nhiều nhất. Xuất huyết có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, từ nhẹ đến nặng như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng,… nguy hiểm hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.

Giai đoạn phục hồi

Khi không còn xuất hiện các dấu hiệu như sốt hoặc các triệu chứng khác trong khoảng 48h. Sau đó là cảm giác thèm ăn, ăn ngon, tiểu nhiều và sức khỏe dần dần được hồi phục như bình thường.

Trẻ đang bị sốt xuất huyết có được tắm không?

Vấn đề “Trẻ bị sốt xuất huyết có được tắm không” được rất nhiều cha mẹ quan tâm nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Nhiều cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường sẽ kiêng nước không tắm cho trẻ để tránh bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì việc giữ cơ thể trẻ được sạch sẽ khô thoáng là rất quan trọng. 

Trẻ đang bị sốt xuất huyết có được tắm không?Bởi vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị sốt xuất huyết có được tắm không?” thì câu trả lời là có thể tắm bằng nước ấm và tắm nhanh trong phòng kín để hạn chế gió lùa. Nếu không tắm, cha mẹ có thể lau người cho con bằng khăn sạch và nước ấm. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ làm cho sức đề kháng của con suy giảm, dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Cho nên, việc không vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ và đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, sốc hay suy đa tạng.

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết.

Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tăng nhanh. Cha mẹ cần cập nhật kiến thức cơ bản để có thể phòng tránh bệnh và chăm sóc đúng cách để trẻ nhanh khỏi bệnh nếu không may bị nhiễm sốt xuất huyết. Trẻ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt xuất huyết.

  • Không tắm quá lâu, không ngâm nước quá lâu và chỉ tắm trong phòng kín gió. 
  • Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh hoặc nước nóng mà nên tắm với nước ấm. 
  • Trong trường hợp gội đầu, nhất là trẻ có tóc dày thì cần sấy khô ngay. Nếu để tóc ẩm quá lâu, cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh.
  • Đối với những trường hợp bị hạ tiểu cầu, khi tắm không được kỳ cọ, chà xát quá mạnh để phòng tránh nguy cơ chảy máu dưới da. 

Thông qua bài viết trên, Ocecri đã đưa đến câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị sốt xuất huyết có được tắm không?”. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, cha mẹ có thể liên hệ tư vấn trực tiếp với Ocecri qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *