Bệnh giun đũa chó mèo là gì? Có nguy hiểm với trẻ nhỏ không?

Xuất bản: UTC +7

Bệnh giun đũa chó mèo rất phổ biến tại Việt Nam vì nhiều gia đình nuôi thú cưng nhưng điều kiện vệ sinh, môi trường lại không đảm bảo. Đa số bệnh không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp nếu phát hiện muộn người bệnh có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy bệnh giun đũa chó mèo là gì? Có nguy hiểm với trẻ nhỏ không? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu vấn đề này nhé!

Bệnh giun đũa chó mèo là gì?

Bệnh giun đũa chó mèo là gì?Giun đũa chó mèo có tên khoa học là Toxocariasis, là căn bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang con người, bất kể gia đình có nuôi chó mèo hay không.

Chúng sống trong ruột non của chó, mèo nhà và lây lan khi người ăn phải trứng giun đã trường thành hoặc ăn thịt của vật chủ chứa ấu trùng còn sống. Khi xâm nhập cơ thể người, giun đũa chó mèo không sinh sống trong ruột người mà di chuyển khắp hệ tuần hoàn nên được coi là bệnh nhiễm ký sinh trùng đường máu.

Phần lớn, người bị bệnh giun đũa chó mèo không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng sẽ có dấu hiệu viêm phổi, nổi mề đay… Do đó, khi giun phát triển với số lượng nhiều sẽ có triệu chứng và cần điều trị để không bị các di chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân nhiễm giun đũa chó mèo

Trẻ em dễ bị lây nhiễm giun đũa chó mèo qua đường phân – miệng hơn người lớn. Trẻ nhỏ thường chơi ở sàn nhà, sân vườn, công viên… nên nhiều khả năng tay bẩn dính phải trứng giun đũa chó và bỏ vào miệng.

Ngoài ra, những gia đình, khu vực có nuôi nhiều chó mèo cũng có nguy cơ nhiễm giun đũa Toxocara canis hơn. Thế giới ghi nhận Toxocara canis chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là các nước đang phát triển thì tỷ lệ bệnh lưu hành cao hơn.

Nguyên nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo.

4 dấu hiệu bị giun đũa chó mèo cần lưu ý

Bệnh giun đũa chó mèo nếu không phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh thì sẽ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 4 dấu hiệu cần lưu ý khi nhiễm giun đũa chó mèo:

Ngứa, nổi mề đay:

Nhiễm bệnh giun đũa chó mèo có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, hoặc phát ban trên da. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch đối với sự hiện diện của giun.

4 dấu hiệu bị giun đũa chó mèo cần lưu ý

Đau bụng, buồn nôn:

Giun đũa chó có thể gây viêm và tổn thương đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, đây là triệu chứng không đặc biệt và dễ bị nhầm với các vấn đề tiêu hóa khác.

Mờ mắt:

Ấu trùng giun đũa có thể di chuyển tới mắt, gây ra tình trạng viêm mắt, giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu này thường gặp ở trẻ em

Đau đầu:

Nguyên nhân là do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh. Có thể dẫn đến đau một bên hay toàn bộ đầu, đau từng cơn hoặc đau nhiều như búa bổ hoặc đau âm ỉ cả ngày. Hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, lú lẫn, yếu tay chân, co giật khi ấu trùng giun đũa chó ký sinh tại não.

Biến chứng khi nhiễm giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo ít gây các biến chứng tuy nhiên ở một số trường hợp nặng vẫn có thể dẫn đến các biến chứng như:

4 dấu hiệu bị giun đũa chó cần lưu ý

Viêm nội tạng:

Khi ấu trùng của giun đũa đến các cơ quan nội tạng, có thể gây viêm và tổn thương nghiêm trọng. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau bụng, ho kéo dài, khó thở và suy giảm chức năng các cơ quan.

Tổn thương mắt:

Khi ấu trùng di chuyển đến mắt, có thể gây viêm, sưng đỏ, và tổn thương võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực, song thị, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây mù lòa. Đây là biến chứng rất thường gặp ở trẻ em.

Tổn thương não:

Ấu trùng của giun đũa chó mèo có thể di chuyển đến não, gây viêm màng não hoặc tổn thương các mô thần kinh, dẫn đến đau đầu, co giật, rối loạn hành vi hoặc thậm chí tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng:

Nhiễm giun đũa chó mèo có thể kích hoạt phản ứng dị ứng mạnh, gây nổi mẩn ngứa, phát ban và đôi khi là sốc phản vệ.

Suy giảm hệ miễn dịch:

Giun đũa chó mèo có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác và khó phục hồi hơn khi mắc bệnh

Các biện pháp phòng bệnh giun đũa chó mèo ở trẻ

Các biện pháp phòng bệnh giun đũa chó mèo ở trẻCha mẹ có thể phòng bệnh giun đũa chó mèo cho trẻ bằng các biện pháp đơn giản sau:

  • Hạn chế tiếp xúc chó mèo bị nhiễm bệnh hay môi trường nghi ngờ có bệnh.
  • Nếu nuôi chó mèo, hãy kiểm tra phân của chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng.
  • Không cho chó chạy trong khu vực có trẻ chơi.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ những nơi chó đi vệ sinh.
  • Rửa tay cho trẻ sau khi chơi ở nơi có đất cát và chó mèo. Xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch. Ưu tiên hàng đầu vẫn là nên cho trẻ ăn chín uống sôi.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp cha mẹ hiểu thêm về bệnh giun đũa chó mèo. Nếu cha mẹ có thắc mắc và cần tư vấn thì hãy liên hệ trực tiếp với Ocecri hoặc Fanpage Ocecri Việt Nam để được dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *