Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, điều này khiến cha mẹ nghĩ rằng tình trạng của trẻ đang tốt lên. Do vậy có thể khiến cho trình trạng của trẻ chuyển biến sang thể nặng hơn khi không điều trị liên tục. Vậy nên hãy cùng Ocecri tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng qua từng giai đoạn.
Bệnh tay chân miệng (TCM) thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi và lây lan dễ dàng. Nguy cơ lây bệnh tồn tại qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của trẻ mắc bệnh, bao gồm nước bọt, phân, và dịch từ bóng nước. Bệnh này sẽ có sự biểu hiện đa dạng trong từng giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn khởi phát tay
Trong giai đoạn này, bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, với các triệu chứng nhẹ. Lúc này bệnh chân tay miệng không có nhiều biểu hiện đặc trưng. Trẻ thường có những biểu hiện như sốt, đau miệng, đau họng và thiếu sự thèm ăn.
Giai đoạn toàn phát
Lúc này, xuất hiện các dấu hiệu đặc thù như các vết phát ban dạng phỏng nước và loét miệng. Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 10 ngày và có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:
- Các vết phát ban phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông hoặc vùng kín.
- Loét miệng có màu đỏ hoặc vết phỏng nước xuất hiện trên niêm mạc miệng, lưỡi và lợi.
- Một số triệu chứng khác bao gồm sốt, nôn mửa, quấy khóc và tiết nhiều nước bọt.
Cách xử lý khi bé bị tay chân miệng nhưng không sốt là gì?
Trong các dấu hiệu phổ biến của tay chân miệng thì hiện tượng sốt ở trẻ rất thường gặp. Nhưng trên thực tế, việc trẻ không sốt là một phản ứng tự nhiên. Bởi mỗi cơ thể khi bị tấn công bởi virus tay chân miệng đều cũng sẽ có các hiện tượng khác nhau.
Nếu trẻ có sức đề kháng tốt và tình trạng nhẹ, thì không phải lúc nào cũng bị sốt. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt mà lại xuất hiện các triệu chứng không bình thường khác.
Ví dụ như quấy khóc kéo dài, nôn mửa, giật mình liên tục trong khoảng 30 phút, tiểu ít, khó thở, thở nhanh, mất ý thức, thái độ ngủ không bình thường, hoặc trẻ trở nên bất thường và căng thẳng. Lúc đó cha mẹ cần phải đề phòng và nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tay chân miệng nguy cấp. Trong trường hợp này, diễn biến của bệnh diễn ra rất nhanh và thậm chí còn có thể gây ra tình trạng nguy kịch chỉ trong vòng 24 – 48 giờ.
Để tránh các nguy cơ có thể xảy ra, phụ huynh cần chú ý đến các hướng dẫn sau:
- Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng chính xác.
- Tuân thủ theo đúng kế hoạch điều trị cho trẻ.
- Theo dõi cẩn thận các biểu hiện của trẻ và đưa ngay trẻ đến viện khi trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chân tay miệng. Cho nên việc điều trị bệnh chính là điều trị các triệu chứng. Mặc dù trẻ bị tay chân miệng không sốt nhưng trẻ vẫn có thể có các dấu hiệu khác như tiêu chảy, phát ban, loét miệng…
Để giảm khó chịu khi trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, ba mẹ có thể thực hiện như sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và Oresol để bù lại nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy, nôn ói.
- Có thể cho trẻ uống kẽm và các loại vitamin để các vết loét trên niêm mạc miệng nhanh lành hơn. Ngoài ra, hai chất này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ lên đảm bảo đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất xơ, chất béo, đạm.
- Bổ sung các sản phẩm tích hợp kẽm và vitamin cần thiết cho trẻ, kết hợp thêm với thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa cho trẻ trong giai đoạn này. Một số sản phẩm bổ sung nhiều thành phần trong 1 như Zinc Ocecri, D3K2 Ocecri,…
- Nên cho bé ở trong môi trường thoáng khí để bé cảm thấy dễ chịu, không bị bí bách mặc dù phải cách ly với cộng đồng.
- Có thể tắm cho bé một cách nhẹ nhàng mà không làm vỡ các bọng nước.
- Quần áo, tã lót, đồ chơi của bé sau khi sử dụng cần được sát khuẩn kỹ càng.
- Trong khi điều trị ngoại trú, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh để phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Như vậy chúng ta đã biết tại sao trẻ bị chân tay miệng nhưng không sốt và cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này rồi. Nếu cha mẹ cần Dược sĩ của Ocecri tư vấn thêm vui lòng liên hệ thông qua website Ocecri.com hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!