Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây tai biến hoặc nặng hơn sẽ là tử vong. Đa số đều cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn, tuy nhiên, đột quỵ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Theo các nghiên cứu, khoảng 3-8% trẻ em dưới 18 tuổi bị đột quỵ, và con số này đang tăng dần theo thời gian. Vậy ở trẻ em sẽ xuất hiện biểu hiện đột quỵ như thế nào? Hãy cùng Ocecri tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đột quỵ trẻ em
Đột quỵ trẻ em là một tình trạng xảy ra khi một phần của não bị thiếu máu cấp tính, do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, từ đó sẽ làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho tế bào não, gây tổn thương hoặc chết tế bào não. Đột quỵ ở trẻ em có thể xảy ra trong mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, biểu hiện đột quỵ trẻ em thường khó nhận biết hơn so với người lớn, do trẻ không biết cách bày tỏ những triệu chứng của mình. Khi cha mẹ không nhận biết được các biểu hiện đột quỵ ở trẻ, có thể gây ra một số biến chứng như liệt nửa cơ thể, mất khả năng nói, khó khăn trong việc nuốt, thị lực suy giảm, sự mất kiểm soát về cảm xúc…
Cũng tương tự như đột quỵ ở người lớn, đột quỵ ở trẻ em cũng có thể phân thành hai loại: Đột quỵ xuất huyết não (gây ra bởi vỡ mạch máu não) và đột quỵ thiếu máu não cục bộ (do cục máu đông gây tắc mạch máu). Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết các biểu hiện đột quỵ ở trẻ để giảm thiểu những biến chứng gây ra.
Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em rất dễ nhầm với bệnh cảm cúm, do đó, dẫn đến các trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Và đột quỵ đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Mỗi năm ghi nhận thêm hơn 200.000 ca mắc mới đột quỵ trong khi số người tử vong do đột quỵ tăng gần 11.000 người. Với những con số đã được thống kê nêu trên, có thể thấy rằng hiện nay đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Đây đã không còn chỉ là bệnh của người lớn mà trẻ em hay người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc đột quỵ cao.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ em
Nguyên nhân đột quỵ ở trẻ em rất đa dạng và thường xuất phát từ dị tật mạch máu hoặc các bệnh hiếm gặp. Trong trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ ở trẻ em, những yếu tố nguy cơ hàng đầu bao gồm:
- Bệnh tim bẩm sinh: Khi trẻ bị tim bẩm sinh, nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn.
- Rối loạn đông máu: Bệnh này có thể là bẩm sinh hoặc sau này mới xuất hiện.
- Nhiễm trùng: Một số vi khuẩn hoặc virus có thể gây viêm màng não, viêm não, viêm mạch máu não sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ trẻ em.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là một bệnh di truyền, khiến hồng cầu có hình dạng bất thường, dễ bị vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu.
- Chấn thương đầu: Một số trường hợp chấn thương đầu nặng có thể gây ra chảy máu não hoặc tắc mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
Biểu hiện đột quỵ ở trẻ em
Đến nay vẫn còn nhiều cha mẹ không tin việc trẻ có nguy cơ bị đột quỵ, bởi các biểu hiện đột quỵ rất dễ nhầm lẫn với trúng gió hoặc bị cảm… Chính vì đột quỵ ở trẻ em không phổ biến nên nhiều trẻ nhập viện muộn, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, đột quỵ ở trẻ em ngoài phân loại theo xuất huyết, nhồi máu như đột quỵ người lớn, còn phân loại theo tuổi. Độ tuổi trẻ em có khả năng xảy ra là từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi. Tương tự như người lớn, biểu hiện đột quỵ ở trẻ có thể có các dấu hiệu sau đây:
- Tê liệt, yếu, mất phối hợp ở các chi, đặc biệt là ở một bên.
- Khó khăn trong việc nói, đọc, hiểu, viết hoặc tập trung.
- Lơ mơ, mờ hoặc mất hẳn thị lực, đặc biệt là một bên mắt.
- Co giật, mất ý thức trong thời gian ngắn.
- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc cơ thể không vận động theo ý muốn.
- Khó nuốt, bao gồm chảy nước dãi.
- Đau đầu dữ dội hoặc đừ người, nôn ói nhiều lần.
Bên cạnh đó, trên thực tế cũng đã ghi nhận trường hợp trẻ không có biểu hiện đột quỵ rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm màng não, vì đôi khi trẻ có sốt kèm theo; hay có trường hợp trẻ nhầm lẫn với bệnh động kinh, bởi trẻ có biểu hiện co giật, thậm chí có thể nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa, do trẻ có nôn trớ. Chính vì thế, dù có các biểu hiện đột quỵ nhưng nhiều trẻ thường được phát hiện muộn, không được chữa trị kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ xuất hiện dấu hiệu đột quỵ
Như đã đề cập đến các biểu hiện đột quỵ ở trẻ phía trên, khi cha mẹ thấy con xuất hiện dấu hiện trên hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức. Không nên chờ đợi xem có thật sự là biểu hiện đột quỵ hay không, vì mỗi phút trễ là một phút mất đi cơ hội cứu sống trẻ.
- Nếu trẻ bị co giật thì đây chính là biểu hiện đột quỵ đang trong giai đoạn nguy hiểm, cha mẹ cần giữ cho trẻ nằm nghiêng về một bên, đặt một miếng vải hoặc gối dưới đầu trẻ, gỡ bỏ các vật cản xung quanh trẻ, không cố gắng mở miệng trẻ hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ.
- Nếu trẻ bị ngừng thở, cần thực hiện gấp các biện pháp sơ cứu đột quỵ như hồi sức tim phổi cơ bản, bao gồm thổi vào miệng trẻ và ấn nhẹ vào ngực trẻ theo nhịp 30:2, cho đến khi trẻ có dấu hiệu sống lại hoặc có người đến hỗ trợ.
Trên đây là các vấn đề liên quan đến đột quỵ và biểu hiện đột quỵ ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng thông qua những cập nhật trên, cha mẹ đã có thêm thông tin hữu ích để nhanh chóng phát hiện đột quỵ ở trẻ và sơ cứu kịp thời tránh những trường hợp biến chứng nặng xảy ra. Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ, cha mẹ liên hệ với dược sĩ qua website Ocecri hoặc fanpage Ocecri Việt Nam để được tư vấn miễn phí nhé!